当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Adana Demirspor, 22h59 ngày 9/2: Quá chênh lệch 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Mainz vs Augsburg, 21h30 ngày 8/2: Điểm tựa MEWA ARENA
Tác giả của những chiếc máy thở này là nhà sáng chế Trần Ngọc Phúc, một Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Sinh năm 1947 tại Huế, ông Phúc được gia đình cho sang Nhật du học từ năm 1968 và tốt nghiệp kỹ sư Đại học Tokai ở Kanagawa.
Năm 1982, ông phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số Hummingbird (HFO) cho trẻ em sinh non. Hummingbird đã vượt qua 7 đối thủ đến từ các nước trên thế giới, giành giải Nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo tại Đại học Harvard do Viện Y tế Hoa Kỳ tổ chức. Đây là chiếc máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh tốt nhất thời điểm đó.
Ông Trần Ngọc Phúc sau đó đã sáng lập ra Metran, một công ty chuyên về các thiết bị y tế, đặc biệt là các loại máy thở. Sản phẩm của Metran hiện phổ biến tại hầu khắp các bệnh viện ở Nhật và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Những chiếc máy thở mang thương hiệu Metran
Vào năm 1985, số lượng các bé siêu sinh non với trọng lượng chỉ 500 gram tại Nhật tăng đột biến. Tỷ lệ tử vong của những trường hợp này lên tới gần 90%, nguyên nhân là bởi các bé bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển đầy đủ.
Nếu dùng máy thở cho người lớn, các bộ phận trong cơ thể trẻ sẽ phồng lên, trong khi phổi lại không được cấp không khí. Đây là bài toán hóc búa mà cho đến những năm 80 của thế kỷ trước, chưa một ai tại Nhật có thể giải được. Thế nhưng, ông Trần Ngọc Phúc, khi đó là một du học sinh Việt Nam ở Nhật đã giải được bài toán này.
![]() |
Ông Phúc trong phóng sự được phát sóng trên một kênh truyền hình Nhật Bản. |
Từ những kiến thức chuyên môn về phổi được thu nhận bởi các bác sĩ hàng đầu trên thế giới, ông Phúc quyết định phát triển một mẫu máy thở để giúp các em bé sơ sinh có thể được ở tần số cao với số lần là 900 nhịp/phút. Trong khi đó với những máy thở thông thường, con số này chỉ là từ 15-20 nhịp.
Sau hàng chục lần thất bại, ông Phúc đã thành công trong việc tạo ra các máy thở cao tần HFO Hummingbird dùng cho trẻ sơ sinh. Không khí sẽ được đưa vào phổi một cách từ từ dựa trên các xung động của chiếc máy thở. Nhờ vào phát minh máy thở của ông Phúc, tỷ lệ các bé sinh non tại Nhật được cứu sống thuộc hàng cao nhất trên thế giới.
Sau nhiều lần cải tiến, ông Trần Ngọc Phúc và các cộng sự đã biến chiếc máy cồng kềnh ban đầu thành những thế hệ máy nhỏ gọn hơn, công năng lớn hơn, dễ sử dụng hơn với phần mềm điều khiển ngày càng thông minh hỗ trợ việc điều trị.
Đến nay, nhiều thế hệ máy thở của Metran đã được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cứu sống hàng chục nghìn em bé sinh non mỗi năm.
![]() |
Ông Phúc tại buổi kỷ niệm 74 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông Phúc cũng là chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản. |
Các dòng máy thở của Metra hiện đang có trên thị trường là Humming Vue, R100 và Composβ-EV. Trong đó, Humming Vue là dạng Máy thở Piston HFO/ IMV dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Piston cũng là điểm cốt lõi trong công nghệ cao tần HFO của Metran.
Công nghệ của Metran cho phép kiểm soát chính xác chuyển động của piston lên đến 13 micron. Người dùng có thể điều chỉnh stroke volume (thể tích nhịp thở) với độ tăng giảm chỉ 0,2 mL. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi điều trị cho trẻ sơ sinh cực nhỏ.
Với dòng sản phẩm máy thở R100, những chiếc máy của Metran giờ đây có thể sử dụng cho cả người lớn. Trong khi đó, Composβ-EV là mẫu máy được phát triển để dùng cho động vật.
![]() |
Một mẫu máy thở mang thương hiệu Metran của ông Trần Ngọc Phúc. Ông Phúc sẽ giúp Việt Nam sớm sản xuất những chiếc máy thở để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19. |
Mới đây, ông Trần Ngọc Phúc vừa tuyên bố sẽ giúp Việt Nam sản xuất 2.000 máy thở với giá thấp nhất để phục vụ công tác điều trị dịch Covid-19. Sản phẩm được lựa chọn để triển khai tại Việt Nam là một mẫu máy thở đơn giản với giá thành thấp, dễ sử dụng, có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn tuổi.
Theo ông Trần Ngọc Phúc - nhà sáng chế ra những chiếc máy thở Metran, trong khoảng 1 - 1,5 tháng tới, ông và các nhà hảo tâm sẽ cố gắng giúp Việt Nam có được khoảng 2.000 chiếc máy thở.
Trong giai đoạn tiếp theo, công ty Metran của ông Trần Ngọc Phúc sẽ cố gắng sản xuất khoảng 10.000-15.000 máy thở. Những chiếc máy này sẽ được chuyển giao cho Việt Nam với giá bán thấp nhấp để sớm đưa vào các cơ sở y tế phục vụ công tác điều trị dịch bệnh Covid-19.
" alt="Máy trợ thở Metran: Sản phẩm trị Covid"/>Nhận định, soi kèo Wigan Athletic vs Fulham, 22h00 ngày 8/2: Khó có bất ngờ
Tin hay không tùy bạn, nhưng đây là câu chuyện do Jim Shooter kể lại trên trang web cá nhân của mình từ tám năm trước. Cho những bạn chưa rõ, ông là giám đốc tòa soạn thành công và cũng đầy tai tiếng của Marvel; dưới trướng Shooter, Marvel đã chứng kiến những series truyện tranh thành công nhất trong lịch sử tòa soạn. Thế nhưng phong cách làm việc của Jim Shooter đã khiến nhiều cây cọ không hài lòng. Ông bị sa thải khỏi Marvel vào năm 1987, sau 9 năm cống hiến.
Sarnoff, “tay to” thuộc bộ phận xuất bản của Warner Communications nối liên lạc với Jim Shooter. Sarnoff muốn bàn về việc chuyển nhượng quyền xuất bản TOÀN BỘ siêu anh hùng DC cho Marvel.
“Bill nói, ít nhiều có ý rằng, Marvel có vẻ biết cách làm ra tiền từ việc xuất bản truyện tranh, chứ không như DC, đang tiêu tốn rất nhiều tiền mà rất lâu rồi chưa có lợi nhuận”, Jim Shooter viết.
Hiển nhiên là ông Shooter không thể khước từ một giao kèo bất ngờ nhưng béo bở đến vậy! Jim nói với Bill rằng ông sẽ trình bày việc này lên chủ tịch của Marvel thời điểm đó, Jim Galton. Khi Jim Shooter trình bày với Jim Galton về dự định của phía DC, ông Galton đã đồng ý thỏa hiệp trực tiếp với Bill Sarnoff, để đi đến thỏa hiệp cuối cùng.
Ngày hôm sau, Shooter lên văn phòng của Galton để hỏi về giao kèo mới bàn bạc, Galton đã nói những lời khiến Shooter sững sờ: ông nói rằng Marvel không hứng thú với những nhân vật DC kia. Lý do Jim Galton đưa ra: bởi truyện tranh DC bán không chạy, “những nhân vật kia chắc hẳn không hay ho gì”.
Jim Shooter mô tả bước đi này của Galton được hậu thuẫn bởi việc “đã không chịu ngồi nghe giảng môn Truyện tranh Cơ bản khi còn theo học trường xuất bản”, bởi không ai có đầu óc bình thường, thêm chút học vấn lại đi khước từ một bản hợp đồng như vậy. Đây chỉ là một trong những sai lầm của Galton, bao giờ có thời gian, tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện về Jim Galton, một người giỏi làm tiền đã khiến Marvel suýt khuynh gia bại sản ra sao.
Jim Shooter ngay lập tức cố gắng thuyết phục Galton rằng kia là những nhân vật cực kỳ tuyệt vời, và nói thẳng thừng thì những cây bút bên phía DC chưa làm được tròn trách nhiệm đưa những nhân vật đó ra công chúng. Shooter xin Galton gọi cho Sarnoff để bàn tính lại.
Và Shooter đã rời văn phòng Galton với dự định mới: ông sẽ lập ra một bản kế hoạch kinh doanh mới, chuẩn bị trình diện lên Joe Calamari, phó chủ tịch Ban Kinh tế của Marvel. Shooter mất 3 ngày để vẽ nên một bản kế hoạch hoàn chỉnh.
Phần đầu tiên là kế hoạch xuất bản, sẽ là 7 đầu truyện mới và nếu suôn sẻ, Marvel sẽ từ đó phát triển những cuộc phiêu lưu của các nhân vật mới. Những đầu truyện được nhắc tới là:
Superman
Batman
Wonder Woman
Green Lantern
Teen Titans
Justice League
Legion of Super Heroes
Jim Shooter dự tính sẽ bán được 39 triệu bản trong 2 năm đầu, tạo ra khoản lợi nhuận 3.500.000 USD, một số tiền khổng lồ với một tòa soạn truyện tranh thời điểm 1984. Và đó mới là 7 đầu mục mới, chưa phải tất cả. Đây là phần giới thiệu bản kế hoạch mà Jim Shooter đã gửi cho Joe Calamari:
Calamari hứng thú vô cùng, nhưng Jim Galton vẫn đôi chút do dự, không tin tưởng vào khả năng bán chạy của những nhân vật đình đám nhất DC Comics. Có vẻ như kế hoạch mua lại nhân vật DC đã lộ ra ngoài, khi John Byrne - một cây bút và họa sĩ nổi tiếng trong ngành truyện tranh - chạy vào khoe Jim Shooter cái này:
Không phải một bản nháp, đây là bìa của cuốn truyện tranh, có khi còn được tô màu cẩn thận và sẵn sàng xuất bản rồi cơ, ông Jim Shooter kể lại. Ông không giữ bản copy của tờ bìa này, nhưng ông đoán chắc John Byrne giữ một bản. Người họa sĩ hồ hởi vô cùng trước cơ hội được viết và vẽ Superman.
Jim Galton yêu cầu họp bàn về kế hoạch kinh doanh mới, phó chủ tịch ban phát hành, phó chủ tịch tài chính và giám đốc mảng sale có mặt, Joe Calamari thì không. Ban quản lý cho rằng những con số Jim Shooter đưa ra là quá “nực cười”, và khẳng định Marvel phải làm được gấp đôi con số đó.
Jim Shooter đã không còn quyền quyết định, và chiều hướng sự việc xấu đi theo một cách khác. First Comic kiện Marvel và một số đơn vị phát hành truyện tranh khác, cho rằng những ông lớn ngành truyện đã vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Thời điểm đó, Marvel đang nắm giữ hơn 69% thị phần, DC mới chỉ 18%.
Ban giám đốc Marvel cho rằng đây không phải thời điểm thích hợp để mua lại nhân vật của DC: họ sẽ ngay lập tức biến thành một gã tham lam hút hết mọi tài nguyên ngành truyện tranh, ngay giữa lúc vụ kiện chống độc quyền đang diễn ra. Marvel đưa ra quyết định cuối cùng, họ sẽ không động chạm gì tới DC.
Jim Shooter cho rằng bản thân vụ kiện này dựa trên những bằng chứng không đủ thuyết phục, nhưng sự vụ đã rồi, ban giám đốc Marvel không thay đổi quyết định nữa.
Và thế là ta không thấy Batman, Superman phục vụ dưới “màu cờ sắc áo” của Marvel. Nếu như giao kèo kia được thông qua, không ai biết chắc điều gì sẽ xảy đến với cục diện thế giới giải trí.
Nhưng tình hình truyện tranh hiện tại vô cùng tươi sáng với DC, hơi ảm đạm với Marvel. Ít ra là Marvel cũng có Vũ trụ Điện ảnh thành công vượt xa mọi mong đợi. Ở thời điểm hiện tại, cả DC và Marvel đều có chỗ đứng riêng rồi, nên cứ đường ai nấy đi thôi.
Theo GenK
" alt="Những quyết định sai lầm từ 30 năm trước khiến Marvel không mua được Batman và Superman"/>Những quyết định sai lầm từ 30 năm trước khiến Marvel không mua được Batman và Superman
Theo hồ sơ gửi lên Văn phòng Tài sản sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), mẫu smartphone mới của LG có 3 camera sau và 3 camera trước. Thiết bị dường như có 3 camera trước nằm ở phần khuyết (tai thỏ) ở mặt trước máy. Chức năng của mỗi camera không được mô tả chi tiết song chúng ta có thể dự đoán chúng bao gồm 1 ống kính tiêu chuẩn, 1 ống kính siêu rộng và cảm biến ToF.
" alt="Smartphone LG tương lai có 3 camera selfie"/>